Thương mại trong nước và quốc tế

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức về khái niệm thương mại quốc tế theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khái niệm thương mại quốc tế xét trên phương diện là một quá trình kinh tế và ngành kinh tế, đặc điểm của thương mại (quốc tế)…

1. Khái niệm thương mại quốc tế theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
“Thương mại quốc tế” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Thương mại quốc tế đó là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia, hoặc/và là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài.

Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế trên 4 lĩnh vực chủ yếu, đó là:

– Thương mại hàng hoá;

– Thương mại dịch vụ;

– Thương mại liên quan đến đầu tư; và

– Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phạm vi nghiên cứu và thực tiễn các chính sách quản lý đối với thương mại quốc tế đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực và chủ thể hơn, như liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người như lao động việc làm, quyền con người…, và mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên như môi trường, …

2. Khái niệm thương mại quốc tế xét trên phương diện là một quá trình kinh tế và ngành kinh tế
Khi xét trên phương diện là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế là một quá trình có phạm vi và qui mô quốc tế, bắt đầu từ khâu nghiên cứu xác định thị trường cho đến sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng cuối cùng và theo một chu trình lặp đi lặp lại với qui mô, tốc độ lớn hơn.

– Trên phương diện là một ngành kinh tế, thương mại quốc tế là một lĩnh vực phân phối được chuyên môn hoá, có tổ chức, có phân công và hợp tác giữa các đối tác của hai hay nhiều quốc gia với nhau với khách thể tác động là hàng hoá, dịch vụ…

Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng được hiểu đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh.

Mà hoạt động “kinh doanh” đây là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.

Hoạt động thương mại theo nghĩa theo nghĩa hẹp được quy định tại Luật thương mại năm 2005 , theo đó “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ .

Như vậy, hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.

3. Đặc điểm của thương mại (quốc tế)
Hoạt động thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh, vì vậy hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây:

3.1 Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp

Thương nhân, là khái niệm dùng để chỉ những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân họat động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong đó, tổ chức kinh tế được hiểu là những tổ chức mà được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận, thường được thể hiện thông các hình thái như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…

Việc khẳng định một trong các bên thực hiện hoạt động thương mại là thương nhân là bởi, thương nhân là chủ thể được quyền hoạt động thương mại dưới tất cả những hình thức, phương thức mà pháp luật không cấm, trên các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quy định tại Điều 1, và Điều 2 Luật thương mại năm 2005 có quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thì có xác định là áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại khác mà không được xác định là thương nhân. Ngoài ra, trong quy định của Luật thương mại năm 2005 quy đinh về một trong các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại cũng xác định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Do vậy, có thể khẳng định một bên trong hoạt động thương mại được xác định là thương nhân.

Bên còn lại trong hoạt động thương mại có thể được xác định là thương nhân, nhưng cũng có thể được xác định không phải là thương nhân như cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ví dụ như người buôn bán vặt, buôn bán quà vặt, buôn chuyến…

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân theo Luật thương mại).

3.2 Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại
Mục đích chính của người thực hiện hoạt động thương mại là lợi nhuận, sinh lời.

3.3 Nội dung của hoạt động thương mại
Nội dung hoạt động thương mại gồm hai nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.

3.4 Hàng hóa, dịch vụ các chủ thể được phép kinh doanh
Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại được phép thực hiện kinh doanh tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.

3.5 Phạm vi thực hiện hoạt động thương mại
Phạm vi thực hiện hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn được thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong phạm vi khu vực và thế giới, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế. Thông qua đó khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

4. Chủ thể tham gia thương mại quốc tế
Thương mại quốc tể bao gồm quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của các nước khác nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Vì vậy, thương mại quốc tế liên quan đến rất nhiều các vấn đề khác nhau giữa các quốc gia, giữa các danh nghiệp mỗi quốc gia và thậm chí giữa doanh nghiệp với quốc gia.

Thông thường ta sẽ bắt gặp những chủ thể sau tham gia thương mại quốc tế:

a. Các doanh nghiệp
Đây là chủ thể phổ biến nhất tham giao vào thương mại quốc tế.

Đó có thể doanh nghiệp của cá nhân hoặc tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp lớn hoặc vừa và nhỏ nhưng đều chung một mục tiêu là khai thác tối đa lợi thế của thương mại quốc tế để tối đa hóa lợi nhuận.

b. Các quốc gia
Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với tư cách là chủ thể đặc biệt nhằm đạt mục địch khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế cho phát triển kinh tế quốc gia, vừa tham gia vào khai thác thương mại quốc tế vừa tham gia điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. học xuất nhập khẩu ở đâu

c. Các tổ chức quốc tế:
Là các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hoặc các tổ chức chuyên ngành được thành lập để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu chung trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ các tổ chức sau:

– Tổ chức quốc tế: WTO – Tổ chức thương mại quốc tế

– Tổ chức khu vực: ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á, NAFTA – Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

– Tổ chức chuyên ngành: ITC – Trung tâm thương mại quốc tế.

5. Vai trò thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia.

Nó cho phép các quốc gia tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn và chủng loại phong phú hơn mức ranh giới của đường giới hạn khả năng sản xuất trong điều kiện đóng cửa nền kinh tế của mỗi nước.

Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có sự tác động qua lại, buộc mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với ngành nghề, vùng miền và thành phần kinh tế với đặc thù và lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Thương mại quốc tế ngày nay không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là mua bán giữa các quốc gia mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Vì vậy, thương mại quốc tế được nhìn nhận như một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên cơ sở lựa chọn tối ưu phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.

Để quản lý hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách thương mại quốc tế phù hợp với trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nền kinh tế.

Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những qui định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

Công cụ thuế quan thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp. Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu càu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, qui định về mua sắm của chính phủ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, qui định về môi trường, biện pháp phòng vệ thương mại…

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *